
Chúng ta thường ăn hạt dẻ như một loại hạt để ăn vặt, ăn cho vui miệng nhưng hạt dẻ còn có nhiều công dụng trị bệnh khác mà rất ít người biết đến. Hạt dẻ chứa thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe, hạt dẻ có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, sắt, ma giê, kẽm, can xi, phốt pho… Thành phần của hạt dẻ còn chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa, giàu tinh bột nhưng lại chứa ít chất béo.
1. Giảm rủi ro bệnh tim
Chỉ sau ba tuần tiêu thụ hạt dẻ trong chế độ ăn uống của các tình nguyện viên, nghiên cứu thấy rằng LDL (hay cholesterol xấu) giảm khoảng 14%; HDL (hoặc cholesterol có lợi) tăng 26% và tổng lượng cholesterol giảm 12%. Đó là tin tức rất tốt, nhưng nồng độ cholesterol không phải là yếu tố quan trọng duy nhất trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Nghiên cứu gần đây cho thấy chứng viêm trong các mạch máu thường là một dấu hiệu quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh tim. Hạt dẻ rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại chứng viêm.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Hạt dẻ cung cấp vitamin A và E, cả hai đều quan trọng trong việc giữ "cân bằng" viêm nhiễm. Viêm là giai đoạn đầu tiên của việc chữa lành, nhưng khi cơ thể chứa quá ít chất chống oxy hóa, quá trình viêm có thể gây tổn hại mô hơn là chữa lành chúng. Bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích. Hạt dẻ chứa hầu hết các chất chống oxy hóa tốt.
3. Làm chậm quá trình lão hóa
Hạt dẻ có chứa một chất chống oxy hoá tan trong chất béo bảo vệ cơ thể từ "lipid peroxides". Lipid peroxides là chất độc hại được tạo ra khi oxy tương tác với các chất béo khi thiếu chất chống oxy hóa. Một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa các phân tử chống oxy hóa bảo vệ bạn khỏi sự hình thành peroxide lipid, và hạt dẻ là một trong số ít các nguồn chất chống oxy hóa tan trong chất béo.
4. Chống bệnh tiểu đường
Các chất chống oxy hóa đặc biệt được tìm thấy trong hạt dẻ có thể ngăn chặn một quá trình có hại được gọi là glycation. Glycation xảy ra khi đường liên kết không phù hợp với protein, làm cho protein không sử dụng được. Đây là quá trình mà bệnh tiểu đường thường gây hại các mô. Vì vậy, hạt dẻ có thể là một "đồng minh" mạnh mẽ trong việc điều trị bệnh tiểu đường và hội chứng liên quan của nó.
5. Cẩn thận với phụ gia
Theo truyền thống, hạt dẻ được nhuộm đỏ để che giấu vết bẩn trên vỏ từ việc tách hạt. Ngày nay, vụ thu hoạch hạt dẻ được tự động hóa, bạn nên tránh dùng loại nhuộm vì có thể gây hại đặc biệt là khi tiêu thụ kết hợp với phụ gia thực phẩm khác.
Nguồn livestrong.com
Chỉ 30g hạt điều mỗi ngày cho sức khỏe của bạn
Bài viết khác
- Thực phẩm tốt nhất cho trẻ khi tiêm vaccine COVID-19 (19-04-2022)
- Hạt điều thực sự rất tốt cho người ăn kiêng (04-04-2022)
- Bạn dị ứng sữa bò? Đừng lo, đã có các loại sữa khác thay thế! (15-01-2021)
- Bánh cà rốt hạt điều mềm xốp - siêu ngon. (08-08-2020)
- 7 loại hạt ăn vặt giúp tăng sinh collagen hiệu quả dành cho các chị em (28-05-2020)
- Bánh hạt điều, cà rốt và quả mâm xôi (10-03-2020)
- Hạt khô - thực phẩm dành cho bệnh nhân đái tháo đường (29-01-2020)
- Ăn 4 hạt điều mỗi ngày: 9 thay đổi kỳ diệu của cơ thể bạn (24-10-2019)
- Tự làm sữa hạt điều thơm ngon, bổ dưỡng (16-02-2019)
- Bí quyết giảm cân từ các loại hạt dinh dưỡng (07-07-2018)